NHÀ VĂN BÌNH NGUYÊN LỘC
Hầu hết người dân xứ Bưởi đều nguỡng mộ nhà văn Bình Nguyên Lộc. Ông viết văn , làm báo, lãnh vực nào ông cũng tỏ ra lịch lãm, một người viết truyện ngắn nhiều nhất ở miền Nam. Ông viết trên năm mươi quyển truyện dài và đã cho xuất bản 20 tập; còn truyện ngắn ông đã viết trên 1000 truyện và đã cho xuất bản 13 tuyển tập… ngoài ra, ông còn nổi tiếng trong nghề làm báo, mỗi ngày ông có thể viết đến chín hoặc mười bài “feuilletons” cho các toà báo. Ông viết đủ thể loại, văn phong bình dị, mộc mạc, nhưng không kém phần hấp dẫn với nhiều bút hiệu khác nhau.
Hầu hết người dân xứ Bưởi đều nguỡng mộ nhà văn Bình Nguyên Lộc. Ông viết văn , làm báo, lãnh vực nào ông cũng tỏ ra lịch lãm, một người viết truyện ngắn nhiều nhất ở miền Nam. Ông viết trên năm mươi quyển truyện dài và đã cho xuất bản 20 tập; còn truyện ngắn ông đã viết trên 1000 truyện và đã cho xuất bản 13 tuyển tập… ngoài ra, ông còn nổi tiếng trong nghề làm báo, mỗi ngày ông có thể viết đến chín hoặc mười bài “feuilletons” cho các toà báo. Ông viết đủ thể loại, văn phong bình dị, mộc mạc, nhưng không kém phần hấp dẫn với nhiều bút hiệu khác nhau.
Bình Nguyên Lộc, dành cho các truyện
ngắn, truyện dài tình cảm.
Phong
Ngạn, sử dụng trong các tiểu thuyết
dã sử
Phóng
Ngang, Phóng Dọc, bút hiệu được dùng trong những bài
trào phúng.
Trình
Nguyên: bút hiệu dùng cho các bài báo
(feuilleton) và tiểu thuyết dã sử liên quan đến cuộc chiến Việt-Chiêm.
Tôn
Dzật Huân: bút hiệu dành khi viết truyện
trinh thám,
Hồ
Văn Huấn: bút hiệu được dùng trong các
bài viết về khảo cứu
Diên
Quỳnh: bút hiệu nầy chỉ dùng trong một
hai truyện ngắn…
Bình Nguyên Lộc tên thật là Tô Văn Tuấn,
sinh ngày 7-3-1914 tại quận Tân Uyên Biên Hoà, nơi ngôi nhà, chỉ cách sông Đồng
Nai khoảng chừng hơn trăm thước. Con sông nầy, phần thượng nguồn trước khi vào
thành phố Biên Hoà, chảy qua quận lỵ Tân Uyên, tạo nên cù lao Mỹ Quới (một cù
lao năm làng), con sông hiền hoà với dòng nước trong xanh, nhiều tôm cá, cảnh
trí nên thơ, sáng chiều ngập tràn hương hoa bưởi, lan toả khắp một vùng đất phì
nhiêu, còn lưu nhiều dấu tích khai phá của tiền nhân ….đã un đúc tinh thần và gợi
nhiều hứng thú cho BNL trở thành nhà văn nổi tiếng.
Năm 1928 BNL thị đậu vào trường Trung
Học Pétrus Ký Sài Gòn và sau khi đậu bằng Thành Chung niên khoá 1933-1934, BNL về quê ở Tân Uyên , lập gia đình với bà Dương
Thị Thiệt; đồng thời , xin vào làm công
chức ở Ty Ngân Khố Thủ Dầu Một.
Năm 1936, BNL đổi về làm nhân viên kế
toán cho Tổng Nha Ngân Khố Sài Gòn. Thời gian nầy, BNL được người anh họ tên Tô
Văn Giỏi, thư ký kế toán của bà Tô Thị Thân, chủ 20 tiệm cầm đồ ở Sài Gòn, nhờ ông
tìm dùm người làm báo cho bà Thân. Thuở ấy,
BNL rất thích văn nghệ, nhưng chưa có ý hướng gì về nghề làm báo; nhưng rất may, BNL có quen biết hai người thuộc
lớp tuổi đàn anh trong văn nghệ, tên Lê Hoằng Mưu bút hiệu Mộng Huê Lầu và
Trương Quang Tiền, nên giới thiệu hai vị nầy giúp bà Thân trong việc lập một tờ
báo, nhưng hai người nầy từ chối vì không đáp ứng được điều kiện của bà Thân đưa
ra là “viết văn thật giỏi mà ăn rẻ”, trong dịp nầy ông Trương Quang Tiền lại
giới thiệu cho một người bạn là ông Bút Trà. Mặc dù ông Bút Trà chưa làm báo
bao giờ nhưng cũng nhận đảm trách tờ “Sàigòn Hoạ Báo” cho bà Tô thị Thân, đang
là vợ của một phú thương người Hoa, tục danh là chú Xồi. Một thời gian sau đó,
bà Thân ly dị chồng và kết hôn với ông Bút Trà. Ông bà Bút Trà rất nổi tiếng, có
nhiều uy tín trong làng báo Sài Gòn và là chủ tờ báo Sài Gòn Mới,
LÃNH
VỰC VIẾT VĂN
Do người anh họ nhờ tìm người viết báo, BNL có dịp lui tới và quen biết với nhiều văn sĩ và ký
giả, trong số có Xuân Diệu, Huy Cận, Mặc Đỗ….Nhịp cầu vô tình nầy đã khiến cho
Bình Nguyên Lộc thích thú hơn trong việc viết văn và gia nhập làng báo từ đó. Ông
viết văn từ thuở còn đi học nhưng mãi đến năm
1942, văn của ông mới được nhiều người biết đến và truyện ngắn đầu tay của BNL,
có tựa là Phù Sa được đăng lần đầu tiên
trên tạp chí Thanh Niên, do Kiến Trúc Sư Huỳnh Tấn Phát làm chủ nhiệm, vào năm
1943.
Năm 1944, BNL bị bịnh thần kinh. Năm
1945 về quê , tham gia kháng chiến chống
Pháp. Năm 1946, ông trở về thành và tạm lánh về Lái Thiêu, Bình Dương. Đến năm
1949, ông về ở hẳn Sài Gòn, sống với nghề viết văn, làm báo.
Năm 1950, ông viết cuốn Nhốt Gió, được
coi là tác phẩm đầu tay và xuất bản cùng năm
Năm 1956, ông làm thơ ký toà soạn cho
một số tờ báo xuất bản tại Sài Gòn
Năm 1958, ông lập tuần báo Vui Sống và
những năm tháng kế tiếp, ông viết rất mạnh, đã cho xuất bản:
Năm 1959, hai quyển: Đò Dọc và Gieo Gió Gặt Bão. Riêng
quyển Đò Dọc BNL nhận được giải thưởng Văn
Chương Toàn Quốc. Quyển Đò Dọc là một công
trình tiểu thuyết hoá vở kịch có tựa là
Con đường Quốc Gia số 6 của tác giả JJ Bernard (người Pháp), được trình diễn trên
đài Phát Thanh Pháp Á trước năm 1955.
Năm 1960, ông cùng các bạn nhà văn, lập
nhà Xuất Bản Bến Nghé và cho xuất bản quyển Ký Thác, và sau đó, ông cho xuất bản nhiều quyển truyện
theo thứ tự thời gian:
1962 - Nhện Chờ Mối Ai;
1963 - Xô Ngã Bức Tường Rêu, Bóng Ai Qua Cửa Sổ, Hoa Hậu Bồ Đào, Bí Mật Của Nàng, Nửa Đêm Trãng Sụp, Mỗi tình Cuối Cùng, Ái Ân Thâu
Ngắn Cho Dài Tiếc Thương, Tâm Trạng Hồng;
1965 - Đừng Hỏi
Tại Sao, Mưa Thu Nhớ Tằm;
1966 - Tình đất, Những Bước Lang Thang Trên Hè Phố Của
Gã Bình Nguyên Lộc
1967 - Một Nàng Hai Chàng, Quán Tai Heo, Thầm Lặng, Trăm
Nhớ Ngàn Thương, Uống Lộn Thuốc Tiên;
1968 - Cuống Rún Chưa Lìa, Đèn Cần Giờ, Diễm Phương, Sau
Đêm Bố Ráp
1969 - Nhìn Xuân
Người Khác, Món Nợ Thiêng Liêng, Khi Từ Thức Về Trần;
1971 - Nguồn Góc
Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam;
1972 - Lột Trần
Việt Ngữ, Cõi Âm Nơi Quán cây Dương, Lũ Đoàn Mông –Đen;
Và đến hôm nay, BNL con trên 30 tác phẩm chưa xuất bản,
trong số có những cuốn tiểu thuyết thật hay như Người Săn Ảo Ảnh, Trữ La Bến Cũ,
Sở Đoản Đàn Ông, Bóng Ma Dĩ Vãng, Bưởi Biên Hoà, Giấu Tận Đáy Lòng, Hai Kiếp Nhả Tơ, Cuồng Ca Thế Kỷ, Khi Chim Lìa
Tổ Lạnh, Người Đẹp Bến Ninh Kiều, Vẫn Chưa Nguôi Hình Bóng Cũ…đang được thứ nam của Bình Nguyên Lộc là ông Tô Hoà Dương bút hiệu Tống Diên, ngụ tại San
José (CA) và ba nguời em Tô Loan Anh, Tô Mỹ Hạnh và Tô Vĩnh Phúc định cư tại
Sacramento (California) quản thủ và một số sách khác đang bị thất lạc…
LÃNH VỰC LÀM BÁO
Năm 1942, BNL cộng tác với tạp chí Thanh Niên của KTS
Huỳnh Tấn Phát
Năm 1948, cộng tác với báo Lẽ Sống, Đời Mới, Tin Mới
Năm 1957 – 1958, cộng tác với tờ Bách Khoa, Văn Hoá
Ngày Nay của nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam và viết cho nhiều tờ báo khác.
Giai đoạn nầy, BNL nghe lời khuyên của nhà văn Nhất Linh và quyết định thay đổi
cung cách viết, thay vì viết văn theo ngẫu hứng thì BNL viết theo thời khoá biểu,
có nghĩa là ngày nào cũng viết, viết theo thói quen chứ không chờ đến khi có hứng
thú…., do đó, ông viết rất đều tay, và đặc biệt đối với các bài báo, khi viết rồi,
ông không đọc lại để sửa chữa…vì theo ông quan niệm, càng đọc càng thấy muốn sửa,
và sửa nhiều lần lại mất thì giờ và lời văn đôi khi lại dở hơn ý ban đầu….
Năm 1959, làm chủ nhiệm Tuần báo Vui Sống
Năm 1963, phụ trách trang báo văn nghệ của nhật báo
Tiếng Chuông
Năm 1964-1965, chủ biên nhật báo Tin Sớm
Năm 1965-1975, viết cho nhiều tờ báo ở Sài Gòn
LÃNH VỰC THƠ
Về thơ, Bình Nguyên Lộc viết rất ít, chỉ vỏn vẹn ba tập
thơ, với những vần thơ tiêu biểu, đáng nghi nhớ sau đây:
*Thơ Ba Mén
Vo cơm
ngoài cạnh ao bèo
Lắng
nghe xa vắng tiếng chèo khua sông
Dưới đèn,
quanh bếp lửa hồng
Gia đình
tề tựu mà dòng lệ rơi.
…
Bàn bên
cạnh, một ông bới tóc
Liếc nhìn
sang đang khóc trộm thầm
Đoán mình
là kẻ đồng tâm
Lân la
hỏi chuyện. Mưa dầm cứ rơi
*Dâng Má Thương
Từ đáy
thời gian dậy tiếng ru,
Ầu ơ lời
má giọng trầm phù
Má ơi,
hồn đất bao năm thiếp
Bỗng chốc
trưa nay vẳng, tít mù
….
Ngược dòng
năm tháng nấy dòng này
Những áng
tuyết xưa gợi lại đây
Gởi cả
muôn thương cùng vạn nhớ…
Tân Uyên
đất má, thảm vơi đầy.
*Phút Cuối Cùng
Quê hương,
ơi hỡi quê hương
Xa ngươi
mới biết là thương héo lòng
…
Hình xưa
bóng cũ lờ mờ
Hắt hiu
tình nhớ bến bờ xa xa
Nơi đâu
cũng kém quê nhà
Cà thâm
dưa khú vậy mà ta yêu
DỊCH THUẬT
Bình Nguyên Lộc đã hoàn tất việc dịch thuật từ Pháp ngữ
ra Việt văn các tác phẩm nổi tiếng sau đây:
-Poil de Carotte của Jules Renard
-Tartarin de Tarascon của Alphonse Daudet
-Le Livre de Mon Ami của Anatole France
LÃNH VỰC NGHIÊN CỨU
Ngoài số tác phẩm đồ sộ, truyện ngắn, truyện dài nói
trên, Bình Nguyên Lộc còn được độc giả biết đến, như là một nhà nghiên cứu về các
đề tài sau đây:
-Anh Đào
-Phụ Nữ Râu
-Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam
-Lột Trần Việt Ngữ
-Nguồn Gốc Địa Danh Sài Gòn
-Học Lại Chữ Tàu
-Chế Độ Đa Phu
-Sự Thật Về Con Rồng Con Phụng
-Bão Lụt Năm Con Rồng
-Thương Thảo Với GS Trần Ngọc Ninh Về Hai Loại Từ Cái và
Con
-Loại Những Tác Phẩm Xưa Viết Bằng Hán Văn
-Một Mùa Xuân toàn Hồng
-Trả Lời Cuộc Phỏng Vấn Văn Nghệ Của Bách Khoa
-Việc Mãi Nô Dưới Vòm Trời Đông Phố và Chủ Đất Thật của
Vùng Đồng Nai
Những Nét Đặc Thù Trong Tiểu
Thuyết và Truyện Ngắn của BNL
Văn chương của BNL đều mang hơi thở của
cuộc sống cùng phong tục tập quán của người miền Nam, qua nhiều giai đoạn thăng
trầm, từ thuở hoang sơ đến hiện nay; giọng văn chan chứa tình yêu quê hương xứ
sở, nhất là nơi chôn nhao cắt rốn, nơi có những người thân đang ở và có mồ mả ông bà tổ tiên, như trường
hợp con Tám Cù Lần (trong truyện Con Tám Cù Lần), sanh truởng ở miền quê hoặc nơi
bùn lầy nước đọng, lên thành phố, sanh sống với đầy đủ tiện nghi, nhưng vẫn nhớ
quê da diết, nhớ mùi lửa đốt bằng than, nhớ mùi rơm rạ, nhớ sông rạch, nhớ con
đường làng, nhứt là nhớ mùa ốc gạo…
Truyện của BNL là một kho tàng tâm lý
của từng người trong mọi giai tầng xã hội, ở chốn thị thành cũng như ở thôn quê;
tâm lý gia đình trong sinh hoạt hằng ngày như trong Gieo Gió Gặt Bão, Ái Ân Thâu
Ngắn Cho Dài Tiếc Thương, Đò Dọc, hoặc tâm lý đời sống xã hội như trong Nửa đêm
Trãng Sụp, Hoa Hậu Bồ Đào, Nhện Chờ Mối Ai…
Bình Nguyên Lộc không ôm những ước mộng
cao xa, hoặc muốn trở thành nhà tư tưởng lớn…BNL chỉ khai thác các đề tài bình
dân, chuyện thường xảy ra hằng ngày trong xã hội miền Nam Việt Nam, bao gồm những
chuyện tình yêu, ghen tuông, du côn….với cốt chuyện không ly kỳ, văn chương không
bay bướm, nhưng độc giả, khi đã cầm lên đọc rồi, khó mà bỏ xuống nửa chừng. BNL
dựng câu chuyện, rồi đặt vấn đề và sau cùng giải quyết một cách êm đẹp, hợp tình
hợp lý, khiển tôi tưởng chừng ông là một nhà tâm lý thượng thừa, đã lăn lộn
trong từng ngõ ngách cuộc đời, trong tình
yêu, cũng như trong từng hoàn cảnh khốn khó của kiếp người, nên ông rành tâm lý
của từng người và ông giao cho nhân vật truyện phát biểu….
Đọc chuyện của Bình Nguyên Lộc, chúng
ta thấy được sự tài tình của tác giả trong cách thức giàn dựng câu chuyện và kỹ
thuật cho nhơn vật đối thoại dựa trên đời sống thực tế và tâm lý thời đại. Hầu
hết truyện ngắn cũng như tiểu thuyết của BNL có kết cấu nhịp nhàng theo trình tự
thời gian, với lời văn giản dị, mộc mạc, trong sáng, vui tươi …. Dù gặp hoàn cảnh
khắc nghiệt nào rồi cũng có cách giải quyết êm đẹp, kết cuộc có hậu, độc giả thở phào nhẹ nhõm….như các
chuyện sau dây:
Đò Dọc: Chuyện ông bà Nam Thành làm ăn thất bại ở chốn
thị thành, nên cùng bốn người con gái dọn nhà về sinh sống tại một tỉnh lẻ. Ông
bà Nam Thành luôn canh cánh trong lòng chuyện con gái luống tuổi khó gả chồng, trong
khi các cô con gái lo lắng nhiều hơn về nỗi ế chồng ….nhưng sau cùng, cơ may đưa
đến, một lưu thông xảy ra gần nhà, nạn nhân là một thanh niên hào hoa, được bốn
cô gái chăm sóc giúp đỡ, từ đó tình yêu nẩy nở… Ông bà Nam Thành rất vui mừng
khi các cô con gái lần lượt lấy chồng…..
Xô Ngả Bức Tường Rêu: là câu chuyện tình yêu của
Tâm, một sinh viên Đại Học Văn Khoa, người Việt và Xíu Tin, một cô gái người Việt
gốc Hoa, nhưng cha của Xiu Tin, là chủ nhân hiệu thuốc bắc Trường An Đường,
mang định kiến từ thuở xa xưa là không gả con gái người Hoa cho người Việt, nhưng
Tâm và Xíu Tin đã nhẫn nại thuyết phục người cha và sau cùng tình yêu của họ được
toại nguyện. Coi như bức tường định kiến vô hình đã sụp đổ.
Tinh Thần Yêu Nước Trong Văn
Thơ BNL
Trong
truyện của BNL ta thấy bập bùng tinh thần thương dân
yêu nước. Ông sẵn sàng xin thôi làm công chức, về quê tham gia kháng chiến chống Pháp, điều nầy rất
hiển nhiên, nhưng nói ông có tinh thần theo Cách Mạng , theo Cộng Sản, thì tôi
phải hỏi lại…chứ không thể theo lời của Nguyễn Quang Thắng , người chọn và giới
thiệu bốn tuyển tập truyện ngắn của BNL, với những lời mở đầu “Bình Nguyên Lộc
Một Bút Lực Lớn” trình bài vài nét về tiểu sử của BNL và trích dẫn một số câu ,
cho rằng “khi BNL tiếp xúc với các nhà văn kháng chiến dù ở nội thành hay ở chiến
khu, ông luôn luôn bộc bạch từ đáy lòng sâu thẳm: “ Tôi vẫn là của các anh” như
ông đã từng tâm sự với một nhà thơ ngoài chiến khu vào nội thành năm 1970 ở Sài
Gòn. Vì ý ông muốn nói: “Ông vẫn đứng về phía cách mạng” như nhà thơ Viễn Phương
đã viết trên tạp chí Kiến Thức Ngày Nay vào tháng 10-1997. Nói như ông, Bình
Nguyên Lộc tự nhận mình là người của cách mạng Việt nam”. Theo tôi, khách quan nhận xét, có thể, những
câu nói vừa kể chỉ là câu nói suông, nói
để được sống còn, nói để không bị chụp mũ, nói cho xuôi câu chuyện trong hoàn cảnh
chẳng đặng đừng …chứ làm sao BNL ước vọng đứng về phe Cách Mạng hay phe Cộng Sản
được, vì hầu hết các con của ông đều là viên chức của chế độ VNCH, người làm Bác
sĩ Giám Đốc Bịnh Viện Tâm Thần Biên Hoà , người làm giáo sư dạy toán… Hơn nữa,
chính BNL cũng đã từng sống trong chế độ VNCH và đã từng chiêm nghiệm thế nào là
tự do dân chủ, hai thứ quyền rất cần
thiết đối với người cầm bút….và điểm đặc biệt là sau ngày 30-4-1975, BNL đã không
buồn cầm bút, hoặc sáng tác thêm một tác phẩm nào ….vậy mà khi được gia đình bảo
lãnh qua định cư tại Mỹ vào tháng 10-1985, ông lại bắt đầu viết lách trở lại…và
nhiều bài viết về ngôn ngữ học, dân tộc
học được đăng rải rác trên các tạp chí ở
hải ngoại.
Nhà văn Bình nguyên Lộc vĩnh viễn ra đi
vào ngày 7-3-1987 tại Rancho Cordova-California Hoa Kỳ, vì chứng bịnh cao áp
huyết. Ông được an tang vào ngày
14-3-1987 tại nghĩa trang Sunset Lawn, trong sự thương tiếc của gia đình và rất
đông thân hữu /cộng đồng người Việt hải ngoại.
Riêng tôi hay tin muộn, chỉ còn biết
ngậm ngùi thương tiếc, trang trọng đốt một nén hương lòng bằng một bài viết đăng
trên Bản Tin của Hội Ái hữu Biên Hoà -Texas và cầu nguyện hương linh nhà văn Bình nguyên Lộc
mãi bình yên nơi miền Cực Lạc và sau đó
vài năm, vào ngày kỵ của ông, tôi có viết
bài thơ tưởng nhớ sau đây.
VẦN THƠ TƯỞNG NHỚ
Kính dâng Cố Văn Sĩ BÌNH NGUYÊN
LỘC
Xưa nay sinh
tử ít trùng
Tháng 3 ngày
07 não nùng lòng tôi
Bác Bình
Nguyên Lộc đi rồi
Non xanh cỡi
hạc rong chơi khắp miền.
Bác để lại một
thiên “Rừng Mắm”
Những câu hò
duyên dáng dễ thương
“Tháng Ba cơm gói ra hòn
Muốn ăn trứng nhạn phải lòn hang mai”
Bác viết “Bóng Ai Qua Ngoài Cửa”
Bước lang thang trên phố là ai..?
Giật mình tôi thấy bóng nai
Đồng quê thảm cỏ dặm dài bước đi…
Quyển “ Hương Gió Đồng Nai”, “Ký
Thác”
Chuyện “Câu Dầm”, “Đò Dọc”.
“…Liêu Trai”
“Nửa Đêm Trảng Sụp” nhớ ai
“Ái Ân Thâu Ngắn Cho Dài Tiếc Thương”.
“Mà Vẫn Chưa Nguôi hình Bóng Cũ”
“Tâm Trạng Hồng”, “Món Nợ Thiêng
Liêng”
“Khi Từ Thức Trở Về Trần”
“Hột Cơm Ngô Chúa” bao lần đổi
thay.
Một ngòi bút văn tài hiếm có
Mạch văn tuôn như thuỷ triều dâng
“Người Săn Ảo Ảnh” phong trần
“Trử La Bến Cũ” trăm năm gọi về
Chuyện xưa có, chuyện nay cũng có
Chuyện “Ngụy Khôi” chuyện “Ngõ 25”
Chuyện xa cho đến chuyện gần
Lời văn bình dị, ý tuôn sóng tràn
Bác đã viết tràng giang đại hải
Cho cạn cùng “Trăm Nhớ Ngàn Thương”
Nửa đêm “Uống Lộn Thuốc Tiên”
“Nhốt Gió”. “Thầm Lặng”, Mối Tình…”
cuối thôn.
Bác có đến hàng trăm đầu sách
Chuyện văn
chương, tiểu thuyết, truyện dài
Được nhiều
giải thưởng văn tài
Người tuy
khuất bóng, đời hoài tiếc thương.
Con tầm chết
còn vương tơ thắm
“Nai Đồng Quê” có lắm người thương
Ngoài trời
thoang thoảng mùi hương
Văn chương xứ
Bưởi còn vương mọi miền.
Bác chú giải
văn chương luận thuyết
Khảo cứu về
nguồn gốc dân ta
“Lột Trần Việt Ngữ” nước nhà
Làm “Thơ Tay Trái” – Sử ca miên trường.
Tôi kính phục
và thương nhớ Bác
Một nhân tài
gốc gác Tân Uyên
Đồng Nai vùng
đất dịu hiền
Văn chương xứ
bưởi triền miên sông dài.
(Thế Nhân -ngày 07-3-2008)
(cước chú: Những
chữ viết nghiêng và trong ngoặc kép là tên
các tác phẩm của Nhà Văn Bình Nguyên Lộc)
Hiện có một nhóm chủ
trương phổ biến các tác phẩm của nhà văn Bình Nguyên Lộc, gồm có Vinh Lan (vinhlan@web.de), Phan Tấn Tài(pppai@web.de)
và Trang Quan Sen (tqsen@yahoo.de) đã lập trang WEB www.binhnguyenloc.com.
Tôi rất hoan nghênh công việc làm nầy.
Tôi rất hãnh diện và
thương mến nhà văn Bình Nguyên Lộc, nhờ Ông mà tôi được thơm lây, Ông đã âm thầm
cho tôi niềm tự hào của người dân xứ Bưởi. Bè bạn hỏi tôi : “Anh là người Biên
Hoà , anh có biết về nhà văn Bình Nguyên Lộc không?” Tôi chưa kịp trả lời thì họ
đã kể thay tôi…người thì nói “Tôi rất thích truyện Tân Liêu Trai của Ông với bút
hiệu Phong Ngạn, kể về chuyện ma ở nhà quê mà cuối cùng được giải thích theo
khoa học. Tôi rất say mê câu chuyện nầy từ nhỏ”, người khác lại nói: “Tôi thích
tác phẩm đầu tay Nhốt Gió của BNL, ông viết với một thái độ nồng nhiệt yêu đời
của một người yêu nước nhớ quê” …
Quí đồng hương Biên Hoà có thể vào website vừa kể, để đọc
hoặc tìm hiểu về tiểu sử và văn nghiệp của Bình Nguyên Lộc (trên 52 quyển tiểu
thuyết và trên 1000 truyện ngắn), đồng thời, có dịp đọc qua các bài viết của
nhiều văn thi si và ký giả nhận xét về tài nghệ viết văn và làm nghề báo của Ông...
Nguyễn
Kim Lộc
Chicago, ngày 21-11-2010
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét