Tưởng ông đồ biệt ngàn năm
Nào
ngờ… khi gió chớm xuân lại về
Nghiên son - phố
thị - vỉa hè
Bút lông lại múa
những lời vàng son.
Thế nhân
Hằng năm, cứ vào
khoảng rằm tháng Chạp Âm Lịch, người ta thường ghi nhận bầu không khí chuẩn bị
cho những ngày Tết Việt Nam bắt đầu rộn rịp. Hầu như mọi người đều ý thức ngày
truyền thống văn hoá nầy, ngày cả nhà đoàn tụ, hoan hỷ đón mừng xuân mới trong
sự quan tâm đùm bọc lẫn nhau và nhớ về cội nguồn, nên mọi người đều vui vẻ lo phần
việc của mình, phái nam lo dọn dẹp sạch sẽ trong nhà ngoài ngõ, quét vôi tường,
sơn cửa, đánh bóng lư đồng, trưng bày bàn thờ tổ tiên, tìm mua một cành mai hay một cành đào…
còn phái nữ thì lo việc bếp núc chuẩn bị
các thức ăn để cúng gia tiên, cửu huyền thất tổ và bày tiệc mừng Xuân…. Tết là ngày
lễ lớn nhất trong năm, mang ý nghĩa truyền thống văn hoá đặc thù của dân tộc Việt
Nam.
Báo chí điện tử
trong nước mô tả sinh hoạt chợ Tết tăng dần từng ngày, các gian hàng quần áo,
trái cây đủ loại…đến ngày 23 Âm Lịch đã có nhiều gian hàng bán bánh mứt đủ loại
thèo lèo cứt chuột; hàng vàng mã, giấy tiền vàng bạc, cờ bay ngựa chạy, được
bày bán để phục vụ cho ngày tiễn đưa Ông
Táo về Trời, trình tấu Ngọc Hoàng mọi việc vui buồn, ấm lạnh ở trần gian… kế đến
là một chuỗi ngày Giỗ Tổ tuỳ theo ngành nghề mà tổ chức vào những ngày khác
nhau trong những ngày cuối năm. Nhiều gian hàng trái cây đủ loại, bưởi, cam,
quít, ổi, mãng cầu…, chợ dưa hấu, chợ bánh mứt bắt đầu được dựng lên và sau
cùng là các chợ kiểng hoa.
Chợ búa càng lúc
càng náo nhiệt, người đi mua sắm đồ Tết càng lúc càng đông, nhất là ba ngày cuối
năm, có chợ đêm… khoảng thời gian nầy, các ông đồ lại có dịp xuất hiện, ngồi trên
các vỉa hè, viết chữ, bán hoa tay, nét bút…
Còn ở đây, thành
phố Chicago nổi tiếng là “Thành Phố Gió”, nơi gia đình tôi đến định cư trên mười
lăm năm, vẫn một vẻ im lìm, vẫn như mọi ngày, không có một nét gì khơi gợi cảnh
Xuân và Tết, ngoại trừ một số ít cửa hàng Á Đông tại khu chợ Argyle, có bày bán
các mặt hàng dành cho người Việt và người Hoa, mua về sử dụng trong ba ngày Tết;
một số tập san Ngày Mới, Hôm Nay, Chicago Việt Báo, Diễn Đàn Chiacago, Người
Việt Illinois… trình bày những bức tranh dân gian và những bài viết liên quan đến
Xuân và Tết Việt Nam, cùng kèm theo những lời Chúc Mừng Năm Mới của các nhà
doanh thương và một số thông báo họp mặt của các hội đoàn về tiệc “Tất Niên” hoặc “Tân Niên”.
Vào thời điểm nầy,
đất trời Chicago chưa thấy có một chút màu xanh tươi nào cả, những hàng cây vẫn
trơ cành, mặc cho tuyết phủ, không gian một màu trắng xoá, hoa tuyết phất phơ bay
trong gió lạnh, nhưng người Việt Nam sinh
sống tại đây vẫn không quên Tết truyền thống ….nên hối hả đi mua những thứ cần
thiết dành cho những ngày đầu Xuân trong ý hướng nhắc cho con cháu nhớ về cội
nguồn và tập tục Tết Việt Nam.
Cộng Đồng Người
Việt tại Chicago thường niên vẫn tổ chức Hội Chợ Mừng Xuân trong những phòng ốc
rộng rãi, có đủ thứ trò chơi giải trí: bầu
cua cá cọp, tranh giải cờ tướng…. và các gian hàng bày bán các thức ăn thuần tuý
Việt Nam, bánh chưng, bánh tét, chả giò, giò lụa ….có Lân múa mừng Xuân đón Tết
và thường có mời rất đông quan khách, có cả thị trưởng địa phương tham dự.
Hầu hết người
Việt cư ngụ tại thành phố Chiacago và các vùng phụ cận đều tham gia đông đảo,
để nhân cơ hội nầy, trao nhau những lời cầu chúc “Hạnh Phúc và Trường Thọ”,
nhất là các vị cao niên sẵn sàng giải thích cho các em cháu nghe về truyền thống Tết Việt Nam và cũng sẵn sàng giải
đáp những điều các em cháu thắc mắc về tập tục Việt Nam, về sử Việt Nam, về ca
dao, tục ngữ , về cây mai cành đào, về ông đồ ngồi trên vỉa hè viết chữ, bán
hoa tay…
Năm nay, phần
tôi đóng góp, tôi xin giới thiệu hai bài thơ tả về ông đồ: bài thơ “Bóng Ông
Đồ” của thi sĩ Vũ Đinh Liên, khai bút vào mùa xuân Nhâm Tuất (1982) đăng trên báo
Người Lao Động số ra ngày 29-1-2006, mà báo nầy ca ngợi “Bài thơ Bóng Ông Đồ, xem như là Ông Đồ 2 - một sự tiếp nối hoàn hảo -
mà nhà thơ đã âm thầm như một con tằm nhả tơ trong những năm tháng cuối của
cuộc đời” và bài thơ “Ông Đồ Già” của nhà thơ Thế Nhân viết vào năm 1983.
Bóng Ông Đồ
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bút nghiên và giấy đỏ
Ngồi đúng chỗ ngồi xưa.
Ôi ! Cái nghiệp nghiên bút
Tô điểm cho cuộc đời
Người chết nghiệp không chết
Nợ tiền kiếp luân hồi.
Trải trăm ngàn dâu bể
Giấy mực màu không thay
Chữ Nhân và chữ Nghĩa
Vẫn những nét thẳng ngay.
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Khăn áo bạc màu dưa
Nhắc cho người qua thấy
Lẽ Nhân đạo, Thiên cơ.
Cách Mạng là nhân nghĩa
Ông Đồ là thi thư
Chữ tuôn dòng Thiện Mỹ
Từ ngón tay ông Đồ.
Lại thấy ông đồ già
Bút nghiên và giấy đỏ
Ngồi đúng chỗ ngồi xưa.
Ôi ! Cái nghiệp nghiên bút
Tô điểm cho cuộc đời
Người chết nghiệp không chết
Nợ tiền kiếp luân hồi.
Trải trăm ngàn dâu bể
Giấy mực màu không thay
Chữ Nhân và chữ Nghĩa
Vẫn những nét thẳng ngay.
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Khăn áo bạc màu dưa
Nhắc cho người qua thấy
Lẽ Nhân đạo, Thiên cơ.
Cách Mạng là nhân nghĩa
Ông Đồ là thi thư
Chữ tuôn dòng Thiện Mỹ
Từ ngón tay ông Đồ.
Xuyên qua bài
thơ trên, ta thấy Vũ Đình Liên muốn cho “Ông Đồ” của ông sống lại, qua bài viết
“Bóng Ông Đồ”. Ông tưởng tượng Ông Đồ của ông, xuất hiện trên đất Bắc vào năm
1936, đã chết theo thời Nho Học lụi tàn, nay hiện về, ngồi đúng chỗ ngày xưa, theo
chu kỳ mỗi năm khi hoa đào nở, cùng bút nghiên, giấy đỏ, thi thố hoa tay…nhưng
chỉ là chiếc “Bóng”, chỉ riêng tác giả thấy mà thôi.
Mỗi Năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bút nghiên và giấy đỏ
Ngồi đúng chỗ ngày xưa.
“Ông Đồ” của Vũ Đình Liên ngày xưa là một bài
thơ bất hủ, một hình ảnh đẹp, cần được ông cho hiện về, tiếp tục cái nghiệp bút
nghiên
Người chết nghiệp không chết
Nợ tiền kiếp luân hồi
Nhưng rồi, nhờ
bùa phép Cách Mạng, ông đồ được hóa thân, nhắc nhở cho mọi người thấy:
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Khăn áo bạc màu dưa
Nhắc cho người qua thấy
Lẽ Nhân đạo, Thiên cơ
Khăn áo bạc màu dưa
Nhắc cho người qua thấy
Lẽ Nhân đạo, Thiên cơ
Vũ Đình Liên
cũng xác nhận ‘nghiệp nghiên bút” tô đẹp cho cuộc đời, tạo cho cuộc sống thêm ý
nghĩa với chữ NHÂN và chữ NGHĨA lúc nào cũng giữ được nét thẳng ngay cùng lẽ
NHÂN ĐẠO và THIÊN CƠ…nhưng có một điều làm cho nhiều người ngạc nhiên khi so
sánh bài thơ “Bóng Ông Đồ”và bài thơ “Ông Đồ” của họ Vũ. Bài thơ “Ông Đồ” Vũ Đình
Liên viết năm 1936, với tâm hồn khoáng đạt, vô tư, phục vụ cho nhân bản, còn
bài thơ “Bóng Ông Đồ” viết vào năm 1982, mang ý nghĩa lệ thuộc vào Cách Mạng
Cách
Mạng là nhân nghĩa
Ông đồ là thi
thư
Chữ tuôn dòng
Thiện Mỹ
Từ ngón tay ông
đồ
Sau khi bài thơ
“Bóng Ông Đồ” ra đời năm 1982, có nhiều người chê ngòi bút của Vũ Đình Liên đã
bị uốn cong đi phần nào và một số người khác từng thương mến bài “Ông Đồ” của Vũ
Đình Liên, tỏ ra hối tiếc và than rằng: “ Phải chi Vũ Đình Liên đừng viết bài
thơ “Bóng Ông Đồ”; trong khi đó, có một số người khác bênh vực, cho rằng Vũ Đình
Liên ở trong tư thế chẳng đặng đừng “Ăn cây nào rào cây ấy mà thôi”. Người viết
thì cứ viết, cứ bày tỏ lòng mình lên trang giấy, còn việc phê phán là chuyện của
người đời, cứ để người đời tự nhiên phê phán thôi…
Sau đây, tôi lại
mời quí vị đọc bài thơ “Ông Đồ Già” của Thế Nhân, tả một ông đồ thật sự, ông đồ
bằng xương bằng thịt (không phải là cái bóng), ông đồ có tên hẳn hoi, người đời
thường gọi ông là Lý Tiên Sinh, ngụ tại hẽm Cây Me (hẽm 163 đường Hàm Nghi, nay
là đường Cách Mạng Tháng Tám-Biên Hòa). Khoảng thập niên 80, Thế Nhân tình cờ gặp
lại Lý Tiên Sinh vào những ngày cuối Đông, ông bày mực Tàu giấy đỏ trên lề
đường, phía trước căn nhà số 14 B Phan Chu Trinh Biên Hòa và đang cắm cúi viết
những câu liễn và vẽ những bức tranh…
Ông Đồ Già
kính tặng Lý Tiên Sinh(Biên
Hoà)
Năm nay đào lại nở,
Ông đồ lại ngồi đây…
Lý Tiên Sinh có phải?
Hình dáng có đổi thay!
Sau mấy năm cải tạo,
Nét bút vẫn như xưa.
Chấm phá đầy cương-quyết,
Ý-chí hãy còn thừa…
Nhũ vàng trên giấy đỏ:
Phúc tràn đầy biển đông,
Lộc cao, thêm cao mãi,
Thọ ngất trời Nam-Sơn.
Nầy, “dưỡng sơn sinh hải”
Nọ, “hòa khí xuân phong”
Ơn nghĩa kia sâu thẳm,
Gia thế ngát hương lòng.
Khuôn " Thiên Quan Tứ Phúc",
Bảng "Định Phúc Táo Quân",
Sao mà trang nghiêm thế !
Sức sống truyền ngàn năm.
Viết trên hai mươi năm.
Bán chữ vào độ xuân,
Vẽ thêm tranh tùng-hạc,
Lưỡng long, hổ, điểu, cầm...
Nét bút còn bay bướm,
Nét vẽ đọng xinh tươi
Tâm hồn đầy sảng khoái
Ở tuổi ngoài tám mươi.
Thế Nhân
(1983)
Qua bài thơ “Ông
Đồ Già” trên đây, ta thấy nhà thơ Thế Nhân diễn tả được hoa tay tuyệt diệu của
ông đồ Lý Tiên Sinh trong những câu chúc lành bằng chữ Nho (giống chữ Hán hay
chữ Tàu ngày nay), với nét bút linh hoạt đầy sức sống, nói lên được nếp văn hóa
truyền thống dân tộc, qua những câu
Phúc
Lộc Thọ Trường
Ngũ
phúc thọ vi tiên
Tứ
thời xuân tại thủ
….
Ngoài ra, Lý
Tiên Sinh còn là một nhà họa sĩ tài danh, ông vẽ tranh màu nước theo lối thủy
mặc. “Đồ nghề” của ông sử dụng, ngoài cây bút lông, nghiên mực, nhũ vàng, dùng
để viết chữ, ông có thêm một hộp màu nước và vài miếng cao su cắt từ những chiếc dép phế thải, làm dụng cụ vẽ. Gian hàng
viết chữ nhỏ bé của ông thường có rất đông người bao quanh, xem ông vẽ và viết
chữ, tay ông uyển chuyển, linh hoạt như cái máy, nguệch ngoạt, chấm phá thành
những bức tranh tuyệt đẹp, mà độ sai lệch giữa hai tấm tranh cùng loại không
cách biệt là bao… nhiều người đứng xem đã phải buộc miệng “ thật tuyệt vời”,
tài viết chữ cũng như tài vẽ tranh của Lý Tiên Sinh chắc chỉ có một không hai ở
Biên Hòa nói riêng và cả miền Nam thời bấy giờ nói chung. Tài nghệ của ông đã
đạt đến độ “ bút pháp tung hoành, nhất khí quán hạ”, nét chữ trầm tĩnh, nét bút
định hồn. Nhà thơ Thế Nhân rất ngưỡng mộ Lý Tiên Sinh ở tài viết chữ “như
phượng múa rồng bay” và tài vẽ tranh thủy mặc điêu luyện với phong cách khoáng đạt
dựa vào các đề tài của những bức tranh nổi tiếng, bát cảnh Tiêu Tương bên Tàu ngày xưa:
Viễn phố qui phàm(
chiếc thuyền buồm ở xa về)
Sơn tự hàng chung(tiếng
chuông chùa từ trên núi vọng lại)
Bình sa lạc nhạn(đàn
chim nhạn bay xuống bãi cát)
Sơn thị tình
lam( Chợ chiều ở chân núi)
Ngư thôn tịch
chiếu(náng chiều ở xóm chày)
Động đình thu
nguyệt(cảnh trăng thu Động Đình Hồ)
Giang biên mộ
tuyết( tuyết rơi bên sông lúc chiều xuống)
Tiêu Tương dạ vũ(mưa
đêm trên sông Tiêu Tương)
Bộ tranh Tứ Linh
(Long, Ly, Qui , Phụng)
Bộ tranh Tứ
Nghiệp (Ngư-Tiều-Canh-Mục)
Bộ tranh Tứ Thời
(Mai Lan Cúc Trúc)
Khi nhà thơ Thế Nhân có dịp đi HO qua Mỹ năm
1991, Lý Tiên Sinh cảm kích bài thơ “Ông Đồ Già” nói trên, có viết tặng cho nhà
thơ Thế Nhân ba tờ thư họa bằng chữ Nho có đệm hình bát tiên(Hớn Chung Ly, Hà
Tiên Cô…..)và hình chim, hoa, bướm:
VẠN SỰ NHƯ
Ý,
HÒA KHÍ SINH TÀI
PHÚC LỘC THỌ (có
chua thêm Phúc như Đông Hải, Thọ Tỷ Nam Sơn….)
và bốn bức
tranh:
Hợp Nhất Gia (bức
tranh mấy con gà),
Tùng Hạc Diên Niên(hai
con hạc và mấy cây tùng),
Hoa Điểu Tương Đàm
( hoa và hai con chim)
Anh Hùng Tương
Ngộ (Con cọp và chim đại bàng),
Đến nay nhà thơ Thế
Nhân vẫn còn giữ kỹ các bức tranh và thư họa có bút tích và triện son của Lý
Tiên Sinh đề “ Lý Tiên Sinh thân tặng” nói trên để làm kỷ niệm.
Thế Nhân và Lý
Tiên Sinh, tuổi đời có chênh lệch, một trẻ một già, nhưng hai người rất cảm mến
nhau, họ thường gặp nhau trao đổi về hội hoạ, thư pháp và văn thơ hoặc luận bàn
về “nghệ thuật vị nghệ thuật’ hay “ nghệ thuật vị nhân sinh” trong tinh thần tương đắc …có thể ví như chuyện
Bá Nha với Chung Tử Kỳ. Thế Nhân kính phục tài vẽ tranh và thư pháp của Lý Tiên
Sinh, ngược lại Lý Tiên Sinh cảm mến Thế Nhân qua những vần thơ tả thực.
Ngày đầu tiên gặp
lại, Thế Nhân ngạc nhiên khi thấy Lý Tiên Sinh có phần gầy hơn trước, hỏi ra
mới biết Lý Tiên Sinh bị bắt đi tù cải tạo về tội “phục quốc” và vừa được tha
về…. lúc nầy, Lý Tiên Sinh đã ngoài tuổi
tám mươi, nhưng Lý Tiên Sinh vẫn còn khỏe mạnh, và có thói quen, thường trầm
ngâm bên bầu rượu đế vào những buổi chiều tàn và còn ăn uống rất mạnh… Và cũng
từ đó Thế Nhân thường đến vấn an Lý Tiên Sinh, cảm kích tài nghệ viết chữ vẽ
tranh cùng tính tình phóng khoáng và cương trực của Lý Tiên Sinh, nên sau cùng Thế
Nhân viết bài thơ “Ông Đồ Già” tặng Lý Tiên Sinh, với những lời thực tế…
Năm nay đào lại
nở
Ông đồ lại ngồi
đây
Lý Tiên Sinh có
phải ?
Hình dáng có đổi
thay!
Sau mấy năm cải
tạo, thân xác của Lý Tiên Sinh có gầy đi, nhưng tinh thần cũng như hoa tay và nét
bút của Lý Tiên Sinh vẫn vững vàng, không có chút nào thay đổi…
Sau mấy năm cải tạo
Nét bút vẫn như xưa
Chấm phá đầy cương quyết
Ý chí hãy còn thừa…
Rồi, Lý Tiên Sinh
cứ viết những câu chúc lành với lời hay, ý đẹp… tuôn tràn đậm dòng nhân bản…
Nhũ vàng trên giấy đỏ
Phúc tràn đầy biển Đông
Lộc cao thêm cao
mãi
Thọ ngất trời Nam Sơn…
Nầy “Dưỡng sơn sinh hải”
Nọ “ Hòa khí xuân phong”
Ơn nghĩa kia sâu thẳm
Gia thế ngát
hương lòng.
Khuôn “Thiên
Quan Tứ Phúc
Bảng “ Định Phúc
Táo Quân
Sao mà trang
nghiêm thế
Sức sống truyền
ngàn năm.
Lý Tiên Sinh cho Thế Nhân biết, ông rất đam
mê thư pháp chữ Nho và vẽ tranh thuỷ mặc từ thời còn nhỏ, nhưng thực hiện việc
làm “ông đồ” bán chữ vẽ tranh chỉ chừng hơn hai mươi năm thôi(khoảng thời gian
từ 1963 đến 1983).
Viết trên hai
mươi năm
Bán chữ vào độ
xuân
Vẽ thêm tranh
tùng hạc
Lưỡng long ,hổ, điểu,
cầm
Nét bút còn bay
bướm
Nét vẽ đọng xinh
tươi
Tâm hồn đầy sảng
khoái
Ở tuổi ngoài tám
mươi.
Tôi cảm thấy có
duyên và rất thích thú được đọc những bài thơ tả về “ông đồ” của tiền bối Vũ Đình
Liên và kẻ hậu sanh Thế Nhân, những bài thơ năm chữ, rất duyên dáng, tả ông đồ
trong từng bối cảnh xã hội Việt Nam khác nhau
Bài “Ông Đồ” Vũ Đình Liên viết năm 1936, một bài thơ bất hủ,
tả thân phận “ông đồ” trong thời Nho Học lụi tàn.. với hoài niệm chút hương xưa
“những người muôn năm cũ… hồn ở đâu bây giờ”…
Bài “Ông Đồ Nhỏ”
của Thế Nhân, viết sau năm 1975, khi dải đất Miền Nam đã thay ngôi đổi chủ, dân
chúng lâm vào cảnh khốn khó, không có ai thừa tiền để mua chữ nghĩa vui xuân, nên
văn chương chữ nghĩa rẻ như bèo, đến nỗi
“ Những người yêu nét bút, những khách trọng văn thơ, đã đi về thiên cổ, chắc hồn
còn ngẩn ngơ”…
Bài “ Bóng Ông Đồ”
của Vũ Đình Liên khai bút vào xuân Nhâm Tuất(1982), thời Miền Nam đang
tiến dần lên Xã Hội Chủ Nghĩa, với sự tưởng tượng ông đồ hiện về. “Bóng Ông
Đồ”, cái Bóng nhưng rất tận tình phục vụ cho Cách Mạng…
Bài “Ông Đồ Già”
của Thế Nhân, viết năm 1983, tả về tài nghệ của ông đồ Lý Tiên Sinh, người của
chế độ cũ, tham gia tổ chức Phục Quốc và bị bắt cải tạo…mặc dù tuổi tác cao nhưng
vẫn giữ được phong độ trong nghệ thuật vẽ tranh, viết liễn và thư hoạ.
So sánh hai bài
thơ “Bóng Ông Đồ” và “Ông Đồ Già” trên đây, ta thấy hai thi sĩ đều viết theo thể
ngũ ngôn(loại thơ, mỗi câu năm chữ và mỗi đoạn bốn câu), “Bóng Ông Đồ” có năm đoạn,
bài “Ông Đồ Già” có bảy đoạn, được viết trong khoảng thời gian gần nhau, 1982-1983,
Vũ Đình Liên tả bóng ông đồ, được nhiều người đánh giá, coi như là “Ông Đồ” 2, nhưng thực tế chỉ là một cái “Bóng”,
mà đã là cái bóng thì không phải thật, thì làm sao có thể phục vụ hữu hiệu cho
Cách Mạng được, bài thơ mang tính gượng ép…, chỉ là bóng thì làm sao “Ông đồ vẫn
ngồi đấy- Khăn áo bạc màu dưa”, để “ Nhắc
cho người qua thấy- Lẽ Nhân đạo- Thiên cơ” hoặc thấy “ Chữ tuôn dòng Thiện Mỹ -Từ
ngón tay ông đồ” . Đã là chiếc Bóng hay Bóng Ma, hoặc Bóng Đè… chỉ riêng tác giả bài “Ông Đồ” thấy mà thôi…. Có một tờ
báo(tôi không nhớ tên) đã nhận xét về bài thơ nầy như sau “Thật khó mà tin được rằng bài “Bóng ông đồ” lại là tác phẩm vào lúc
cuối đời của họ Vũ . Nhất là trong thời buổi hàng nhái, hàng giả, bằng cấp vàng
thau lẫn lộn từ bao nhiêu năm rồi ở quê nhà. Thật lòng không muốn tin rằng cụ
Vũ lại có thể “xuất chiêu” theo cái lối kê toa thuốc tễ như thế. Nhưng nếu quả
là vậy thì đúng là cụ đã tiên tri mấy mươi năm về trước rồi”
Còn bài “Ông Đồ
Già” của Thế Nhân, tác giả không đề cập gì đến chính trị, chỉ thuần tuý tả về
thân phận và nghệ thuật thư họa của ông đồ Lý Tiên Sinh. “ Sau mấy năm cải tạo -
Nét bút vẫn như xưa - Chấm phá đầy cương quyết - Ý chí hãy còn thừa”, cùng tài
nghệ tuyệt vời của ông ấy “Viết trên hai mươi năm - Bán chữ vào độ xuân - Vẽ thêm
tranh tùng hạc - Lưỡng long , hổ, điểu. cầm” để rồi đến tuổi quá tám mươi mà “Nét
bút còn bay bướm- Nét vẽ đọng xinh tươi- Tâm hồn đầy sảng khoái- Ở tuổi ngoài tám
mươi”.
Đã hơn ba phần tư
thế kỷ trôi qua, hình ảnh Ông Đồ mỗi năm lại vắng dần, cho đến hôm nay họa hoằn
lắm còn được vài “ông đồ” đúng nghĩa với tuổi đời chồng chất, hoặc đã lên hàng
thượng thọ, chín mươi hoặc trăm tuổi rồi, các vị nầy không còn khả năng cho nét
chữ “phượng múa rồng bay” nữa, nhưng họ rất trang trọng đối với chữ NHO( loại
chữ cỗ của Việt Nam), mà họ luôn luôn cho đó là chữ của THÁNH HIỀN và họ rất hãnh
diện đã một thời là tín đồ của Tam Giáo (Phât-Lão-Nho ?). Họ luôn tôn trọng nét
đẹp trong nề nếp cũ với “ Tam Cương Ngũ Thường” dành cho đấng trượng phu, và
“Tam Tùng Tứ Đức” dành cho những người phụ nữ tiết hạnh đoan trang, trong số những
người nầy, tôi thấy còn nhà thơ trào phúng Tú Sót (tên thật là Chu Thành), còn
giữ được phong cách “ông đồ” , vẫn còn viết chữ, bán hoa tay vào mỗi độ Xuân Về
Tết Đến trong khung trời Hà Nội, mặc dù
tay của ông hơi run và mắt của ông đã kém
vào dịp Xuân Bính Tuất (2006).
Ông đồ mỗi ngày
mỗi vắng, chữ Nho mỗi ngày ít người biết đọc, nhưng những chữ thông thường như “Phúc
Lộc Thọ”, Hợp Nhất Gia”, “Ngũ Phúc Lâm Môn”, “Hòa Khí Sinh Tài”….đã trở thành
nề nếp truyền thống trong nền văn hóa Việt Nam. Tôi mong bài viết nầy mang đến
cho quí vi một chút ý vị thâm trầm trong
những ngày đầu Xuân Kỷ Sửu -2009.
Chicago, ngày 12-12-2008
MỘC
ĐÌNH NHÂN
*Vũ Đình Liên
sanh ngày 12-11-1913 tại Hải Dương mất
ngày 18-1-1996 tại Hà Nội. Tác phẩm: Ông Đồ (một bài thơ trường thọ) và những
bài thơ Lòng Ta Là Những Thành quách Cũ, Bông Hoa Úa, Ông Lão Hát Xẩm…Bóng Ông Đồ
**Thế Nhân, là bút
hiệu của anh Nguyễn Kim Lộc, sanh ngày 21-4-1937 tại Bình Trước Biên Hoà, đang
định cư tại Mỹ, có thơ đăng trên các
nguyệt san Hải Ngoại Nhân Văn, Người Việt Illinois, Chicago Việt Báo, Diễn Dàn
Chicago, Hôm Nay, Tuần San Việt Nam
Online (Canada) …và nhiều bài viết đăng trên Bản Tin Hội Ái Hữu Biên Hoà và trên
nhiều website khác, tác giả bài “Ông Đồ Nhỏ” và bài “Ông Đồ Già”đề cập trên
đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét