TIẾNG NƯỚC TÔI
Sống trong cảnh xa nhà, nhớ nước, mà nghe bản nhạc Tình Ca của Phạm Duy, với tiếng hát vượt thời gian của Thái Thanh, vẳng lên trong đêm thanh vắng, tôi chắc rằng những người Việt đang lưu lạc tha phương, khó mà ngăn được giây phút chạnh lòng, nhớ thuở xa xưa, nhớ tiếng ru của mẹ, nhớ Tiếng Hát Sông Lô, nhớ câu ca Quan Họ, nhớ tiếng hò mạn ngược, nhớ câu đối miền xuôi, nghe tiếng thời gian trôi dưới vòm trời hưng phế …
Sống trong cảnh xa nhà, nhớ nước, mà nghe bản nhạc Tình Ca của Phạm Duy, với tiếng hát vượt thời gian của Thái Thanh, vẳng lên trong đêm thanh vắng, tôi chắc rằng những người Việt đang lưu lạc tha phương, khó mà ngăn được giây phút chạnh lòng, nhớ thuở xa xưa, nhớ tiếng ru của mẹ, nhớ Tiếng Hát Sông Lô, nhớ câu ca Quan Họ, nhớ tiếng hò mạn ngược, nhớ câu đối miền xuôi, nghe tiếng thời gian trôi dưới vòm trời hưng phế …
‘ Tôi yêu tiếng nước
tôi từ khi mới ra đời, người ơi ! Mẹ hiền ru những câu xa vời. À à ơi !
Tiếng ru muôn đời.’…
Tôi nghe tim tôi đang dậy lên một niềm tự hào về tiếng nước tôi, sao mà êm đềm
quá, lúc nhẹ như gió thoảng mây bay, lúc dặt dìu như con suối chảy, như có hương
tiếng, như có mật trong lời. Lời và nhạc của Phạm Duy đã hoà quyện vào tiếng
hát của Thái Thanh đưa bài Tình Ca bay
bổng đến chín từng mây.
‘ Tiếng nước tôi ! Bốn nghìn năm ròng rã buồn vui. Khóc cười theo mệnh
nước nổi trôi, nước ơi !
Tiếng nước tôi ! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi. Thoát nghìn năm thành
tiếng lòng tôi, nước ơi !’
Thật tuyệt vời làm
sao !
Tiếng nước tôi có một hấp lực như vậy đó. Cũng căn cứ vào các mẫu tự A, B,
C…E, Ê... kèm theo năm dấu Sắc, Huyền, Hỏi, Ngã, Nặng, mà nghe sao lúc trầm lúc bổng, khi chơi vơi cao vút, khi lặng lờ chìm nghỉm đáy hồ ao. Tôi hãnh diện về
tiếng nước tôi, tiếng nói của người dân Việt đi tìm tự do, vô tình mang theo
trên đường vượt thoát làn sóng đỏ và cũng vô tình dàn trải mong manh trên tấm
bản đồ thế giới qua hình thức các cộng đồng sắc tộc Việt Nam ti nạn Cộng Sản.
Tôi rất mừng tiếng nước tôi được vang xa, tâm tình quê hương tôi được nhiều người
hiểu thấu. Nước Việt Nam nhược tiểu bị Tàu đô hộ một ngàn năm và Tây cai trị đến
gần một trăm, nhưng tiếng nói của dân tộc Việt Nam có bốn ngàn năm văn hiến vẫn
tiềm tàng uyển chuyển theo dòng lịch sử đau thương. Tiếng nước tôi muôn màu
muôn vẻ, đang được thế hệ tị nạn thứ nhất ân cần khuyên bảo thế hệ thứ hai giữ
gìn và phát huy trong ý hướng ‘tiếng Việt còn, người Việt còn, người Việt còn nước
Việt còn’ với niềm hy vọng trong tương lai, nước Việt Nam có tự do dân chủ thực
sự và mãi mãi trường tồn.
Ôi tuyệt vời làm sao cho tiếng nước tôi !
‘Tôi yêu tiếng ngang trời. Những câu hò hờn giận không nguôi. Nhớ nhung
hoài mảnh tình xa xôi. Vững tin vào mộng đẹp ngày mai’
Nghe rây rứt làm sao…
Tiếng nước tôi không bằng tiếng Mỹ ở vị thế phổ thông trên thương trường thế
giới, không bằng tiếng Pháp được chọn sử dụng trong các văn kiện hiệp ước ngoại
giao quốc tế, cũng không bằng tiếng Y-Pha-Nho và tiếng Trung Quốc, có hàng tỷ người
đang sử dụng, nhưng tiếng nước tôi có những nét đặc thù linh hoạt, huyền dịu
trong lãnh vực thơ văn, như viên kim cương lấp lánh muôn màu trong kho tàng văn
học Việt Nam, mà ít có nước nào có được, có nhiều bài thơ đọc xuôi đọc ngược đều
có nghĩa, nhiều ẩn dụ mơ màng, nhiều điệp ngữ dễ thương,… tôi xin đan cử một vài
thí dụ để chứng minh màu sắc trong tiếng Việt, như tĩnh từ ĐEN, dịch ra tiếng
Mỹ là Black, tiếng Pháp là Noir, tiếng Tàu là Hắc, nhưng chữ ĐEN trong tiếng
Việt được sử dụng huyền diệu hơn.
Chien noir Black
dog Hắc cẩu Chó
mực
Chat
noir Black cat Hắc miêu Mèo
mun
Coq
noir Black rooster Hắc
kê Gà
quạ
Cheval
noir Black horse Hắc mã Ngựa ô
Thay vì dùng chữ ĐEN
ta lại dùng chữ MỰC, MUN, QUẠ, Ô, để diễn tả một cách riêng tư cho từng loại
thú, nghe rất hay, xác định hơn, như đã có trạng từ nằm trong đó, thí dụ Gà
Quạ, diễn tả được màu đen, nhưng đen thế nào, thì ta có thể trả lời là đen tuyền,
giống màu đen loài quạ, có nghĩa ngoài màu đen, con gà không có điểm thêm một
màu nào khác. …hoặc chữ CHẾT dịch ra tiếng Pháp là MOURIR, tiếng Mỹ là TO
DIE hoặc PASS AWAY nhưng trong tiếng
Việt được dùng theo tôn ty đặc biệt:
Nhà vua chết dùng
chữ ‘băng hà’
Nhà sư chết dùng
chữ ‘viên tịch’
Đại phu chết dùng
chữ ‘tốt hay thốt’
Tướng chết theo
thành dùng chữ ‘tuẩn tiết’
Kẻ sĩ hay người có
tuổi từ 70 trở lên thì dùng chữ ‘thất lộc’ hay ‘ qui tiên’
Chiến sĩ chết được
dùng chữ hy sinh
Người bình dân chết
thường dùng chữ ‘tử’ hoặc ‘qua đời’ hoặc chữ ‘thác’ (sống khôn thác thiêng).
Hai thí dụ vừa kể
trên cho ta thấy tiếng Việt vô cùng phong phú.
Và sau đây là những
câu tiêu biểu cách dụng ngữ trong văn chương Việt Nam mà khó có nước nào vận
dụng được, như chữ ‘Ai’ trong mẫu chuyện người vợ mới cưới mang cơm ra đồng cho
chồng, ngượng ngập e lệ gọi: “ Nầy ai ơi lên mà ăn cơm”.Và sau đó, để trả lời
câu nói đùa của vợ, chồng hỏi lại: “Ai gọi ai lên ăn cơm đấy?”, người vợ trả
lời: “Ai gọi ai lên ăn cơm, chứ còn gọi ai nữa!”(1) Một chữ ‘Ai’ mà dùng cả ba ngôi không phải tuyệt lắm
sao!
Xin mời các bạn đọc
thêm vài thí dụ sau đây:
1/. khi tả cảnh hàng liễu bị tuyết phủ trong
khoảng đất trời hoang vắng, tác giả dùng ‘ẩn dụ’ rất thần tình…
“Rặng liễu đìu hiu đứng
chịu tang!
Tóc buồn buông
xuống lệ ngàn hàng!”
(Xuân
Diệu ?)
2/. Cách sử dụng điệp
ngữ rất tuyệt vời trong bài thơ Tràng Giang của nhà thơ Huy Cận:
Sóng gợn tràng
giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái
nước song song
Thuyền về nước lại
sầu trăm ngã
Củi một cành khô
lạc mấy dòng
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu
hiu
Đâu tiếng làng xa
vẳng chợ chiều
Nắng xuống chiều
lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng
bến cô liêu
Bèo giạt về đâu hàng
nối hàng
Trên sông không một
chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút
niềm thân mật
Không chút bờ xanh
tiếp bãi vàng.
3/. Hoặc bài thơ
của Hồ Xuân Hương tả Bánh Trôi Nước (một thứ bánh làm bằng nhân đậu xanh vo
tròn và bột nếp bọc bên ngoài, lớn hơn quả trứng gà, nấu với nước đường gừng và
khi ăn, cho vào chén một tí mè rang) tác giả tả rõ ràng như thế mà có người lại
cho rằng bà đã tả cặp nhũ hoa của người phụ nữ, rồi từ đó tưởng tượng xa xôi.
Thế có chết không chứ ! Tác giả viết rất thanh nhưng có người cứ giảng tục. Ý tôi
muốn trình bày một bài thơ có hai ý nghĩa, ai muốn nghĩ thế nào cũng được.
‘Thân em thì trắng
phận em tròn
Bảy nổi ba chìm với
nước non
Rắn nát mặc lòng
tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm
lòng son.’
4/. Hoặc có những
bài thơ có từng cặp chữ nói láy rất tài tình như dưới đây
Chú phỉnh tôi rồi chính
phủ ơi
Chú khiêng lên hết chiến
khu rồi
Thi đua rồi lại thua đi
mãi
Kháng chiến lâu ngày khiến
chán thôi.
(
tác giả ?)
5/. Các bạn xem chữ
Quốc sau đây có còn là chữ Hán nữa không ? Hay đã thành tiếng Việt Nam tự lâu rồi.
Chữ Quốc là danh từ riêng, anh Quốc. Chữ quốc là danh từ chung có nghĩa là nước….
‘Ngày xưa khi anh
vừa khóc chào đời
Mẹ yêu theo gương
người trước chọn lời
Đặt tên cho anh anh
là Quốc
Đặt tên cho anh anh
là nước
Đặt tên cho người đặt
tình yêu nước vào nôi.
…
Việt Nam đang sôi
sôi lòng nước
Việt Nam đang sôi
sôi lòng Quốc
Việt Nam đang đòi tự
do hạnh phúc giống nòi’( 2)
Sau đây là một số
tiếng nước ngoài đã được Việt hoá và được người Việt sử dụng nhuần nhuyễn như
chữ xà phòng Ca Dom, chữ ga… đến độ không ai còn tưởng đó là chữ ngoại quốc nữa
‘Những ngày nghỉ
học tôi thường tới
Đón chuyến tàu đi đến
những ga
Tôi đứng buâng
khuâng nghe tiễn biệt
Lòng buồn đau xót
nỗi chia xa.(3)
Người Mỹ, người
Pháp, người Trung Hoa hãnh diện về tiếng nước họ, tôi cũng hãnh diện về tiếng nước
tôi, tiếng nước tôi rất lung linh huyền diệu như những thí dụ nói trên.
Và sau đây là phần
tôi muốn chứng minh những lời tôi vừa trình bày là một sự thật hiển nhiên và nhân
dịp nầy tôi xin tỏ lòng biết ơn những người ngoại quốc đã từng nghiên cứu và có
những nhận xét vô tư về tiếng nước tôi:
‘-Ông G. Meillon người
Pháp cho rằng tiếng Việt là một thứ
tiếng vừa văn chương vừa giàu nhạc điệu nhất thế giới’.
‘-Ông Frey một nhà
ngữ học người Pháp có lẽ nhận thấy những
vận gốc của tiếng Việt đầy đủ quá( chính điều nầy khiến người Việt học bất cứ
ngoại ngữ nào cũng rất chóng) nên đã nêu một giả thuyết táo bạo: “Tiếng Việt là
mẹ các thứ tiếng”.
-Ông Pazzi người Ý
nhận xét: “Ngôn ngữ Việt Nam
là ngôn ngữ duy nhất trên thế giới có nhiều giọng điệu cung bậc…
Phải nghe người dân
mỗi miền, người Bắc, hay Trung, hay Nam hát những dân ca quen thuộc với
tiếng nói thuần tuý và giọng thuần tuý của họ, chúng ta mới thấy ý vị của giọng
nói ấy đậm đà đến chừng nào.
Sự phong phú trong
âm thanh lại được thay đổi qua nhiều miền đất của quê hương họ…
Nếu phải tô màu các
các giọng nói ấy, người ta có thể vẽ một bản đồ Việt Nam thật đẹp. Có miền màu xanh, có
miền màu hồng, có miền màu trắng, có miền màu vàng, đấy là chưa nói mức độ đậm lợt khác nhau…”(4)
Tiếng Việt Nam giàu âm
thanh, nhiều màu sắc, dễ giúp cho các dịch giả Việt Nam thành công trong phần dịch
thuật thơ và nhạc ngoại quốc. Mời các bạn thưởng thức phần dịch thuật các bài
thơ dịch sau đây mà tôi cho rằng quá tuyệt vời:
Từ Thuở Chàng Đi
Từ ngày chàng bước chân đi
Cái khung dệt cửi chưa hề nhúng tay
Nhớ chàng như mãnh trăng đầy
Đêm đêm vầng sáng hao gầy đêm đêm.
(Nhà văn Ngô Tất Tố dịch
từ bài thơ ‘Tự Quân Chi Xuất Hĩ’ của Trương Cữu Linh :Tự quân chi xuất hĩ-
Bất phục lí tàn ki- Tự quân như nguyệt mãn- Dạ dạ giãm thanh huy.)
Xuân Oán
Đuổi dùm hộ thiếp con oanh
Đừng để nó hót trên cành trêu ngươi
Làm tan mộng thiếp đang
say
Khiến không được đến
Liêu Tây cùng chàng.
(Giáo sư Trần Trọng San dịch bài Xuân Oán của
Kim Xương Tự: Đả khởi hoàng oanh nhi- Mạc giao chi thượng đề- Đề thời kinh thiếp
mộng- Bất đắc đáo Liêu Tây.)
Tiễn Biệt Trên Sông Dịch
Nơi đây từ biệt Yên Đan
Máu hùng dựng tóc căm hờn lòng sôi
Người
xưa chừ đã đi rồi
Hôm
nay dòng nước còn trôi lạnh lùng.
(Giáo sư Trần Trọng San dịch từ bài thơ ‘
Dịch Thuỷ Tống Biệt’ của Lạc Tân Vương: Thử địa biệt Yên Đan,Tráng sĩ phát xung
quang,Tích thời nhân dĩ một, Kim nhật thuỷ do hàn.)
Còn
rất nhiều bài thơ, bản nhạc dịch từ tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Trung Hoa…,mà
các tác giả người Việt dịch rất tài tình, nếu đem đối chiếu, người ta không nghĩ
đó là bản văn dịch… trường hợp Phan Huy Vịnh dịch bài Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị,
hoặc Thiếu Lăng Quân dịch nhiều bài thơ tiếng Pháp…Tôi đang có gắng sưu tầm để
có một dịp nào đó viết thành bài cống hiến quí đồng hương.
Và
sau đây tôi muốn trình bày thêm cùng các bạn một vài thể thơ rất đặc biệt mà
tôi tin chắc có nước nào có được.
Thể thơ Vĩ Tam
Thanh
Tai nghe gà gáy tẻ tè te
Bóng ác vừa lên hé hẻ hè
Non một chồng cao von
vót vót,
Hoa năm sắc nở loẻ
loè loe
Chim, tình bầu bạn kia
kìa kỉa,
Ong, nghĩa vua tôi nhe
nhẻ nhè,
Danh lợi mặc người ti
tí tỉ.
Ngủ trưa chưa dậy khoẻ
khoè khoe.
( Vô Danh)
Thể Song Điệp
Vất
vất, vơ vơ cũng nực cười !
Căm
căm, cúi cúi có hơn ai ?
Nay
còn chị chị, anh anh đó;
Mai
đã ông ông, mụ mụ rồi.
Có
có, không không lo hết kiếp;
Khôn
khôn, dại dại chết xong đời.
Chi
bằng láo láo, lơ lơ vậy,
Ngủ
ngủ, ăn ăn nói chuyện chơi.
(Vô
Danh)
Thể thơ Thuận Nghịch Đọc
Cảnh
Hồ tây
(Bài
đọc xuôi)
Đây vui thực lạ
cảnh Tây Hồ !
Trước tự trời kia
khéo vẽ đồ.
Mây vẫn nước xanh
màu tõ ngọc ,
Nguyệt lòng hoa
thắm vẻ in châu;
Cây la, tán rợp,
từng cao thấp;
Sóng gợn cầm tâu
dịp nhỏ to
Bày khéo thú vui
non nước đủ;
Tây-hồ giá ấy dễ đâu
so.
(Bài đọc ngược)
So đâu dể ấy giá hồ
Tây !
Đủ nước non vui thú
khoé bày,
To nhỏ dịp tâu cầm
gợn sóng,
Thấp cao từng rợp
tán la cây.
Châu in vẻ thắm hoa
lồng nguyệt.
Ngọc tỏ màu xanh nước
lộn mây.
Đồ vẻ khéo kia trời
tự trước;
Hồ Tây cảnh lạ thực
vui đây.
(Vô Danh)
(Bài thứ nhất, bạn đọc
xuôi từ chữ thứ nhất câu 1 đến chữ thứ 56 câu tám; bài thứ hai, bạn đọc theo
trình tự từ chữ 56 ngược lên chữ số một, hai bài thơ đều có nghĩa hẳn hoi).
Bạn thử giúp tôi xem có bài thơ ngoại quốc nào
viết được như vậy không ?
Các bạn trẻ Việt Nam đang ở khắp nơi trên thế giới có
dịp nghiên cứu ngôn ngữ các nước, hãy nghiệm xem lời tôi trình bày có thái quá
không? Có nhiều cái ‘Ta’ trong đó không ? Có phải tại vì đó là tiếng Việt nên được
người Việt ca ngợi không ? Hay đó là sự thật hiển nhiên. Trong thời gian qua đã
có nhiều người ngoại quốc nghiên cứu tiếng Việt và xác nhận: “Tiếng Việt là một
thứ tiếng nhiều màu sắc, giàu âm thanh, nhưng rất đơn giản và dễ học nhất, chữ
dài nhất trong chữ Việt là chữ NGHIÊNG, có bảy mẫu tự, kết thành một vần (monosyllable)
và chỉ phát ra một âm, trong khi đó tiếng dài nhất trong tiếng Pháp và cũng dài
nhất trên thế giới là chữ ANTICONSTITUTIONNELLEMENT(hai mươi lăm mẫu tự) kết
thành nhiều vần (polysyllable) phát ra một chuổi dài chín âm, và chữ nầy dịch
ra tiếng Việt là đối hiến hay nghịch hiến.
Tôi không có dịp nghiên cứu về ngôn ngữ học,
nên không hiểu biết nhiều về nguồn gốc và sự biến thiên của tiếng Việt qua từng
giai đoạn lịch sử, tôi dự định sẽ tìm hiểu thêm vấn đề nầy trong sách của các
Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Hoà, Đàm Trung Pháp… Trong phạm vi bài
nầy tôi chỉ nêu lên vài sự hiểu biết hạn hẹp của riêng tôi về cái hay, cái đẹp
tôi cảm nhận được trong tiếng Việt, trong văn chương Việt Nam mà tôi có dịp học
qua nơi trường học hoặc vô tình thu lượm được ở trường đời.
Tôi nghĩ rằng,
tiếng nói của bất cứ quốc gia nào cũng hay, cũng đẹp đối với dân tộc đó, vì ‘Tiếng nói’ ngoài việc giữ vai trò quan trọng trong việc truyền đạt ý tưởng cho
nhau, còn hoà quyện vào nền văn hoá dân tộc để trở thành tiếng nói thiêng liêng
của dân tộc ấy. Ý thức được điều nầy, nên tôi không bao giờ dám nói ‘Tiếng Việt
hay tiếng nước tôi là hay nhất, mà tôi chỉ xin trình bày cái may mắn đưa đẩy
cho dân tộc Việt Nam có được tiếng nói giàu âm thanh, màu sắc và có nhiều nét đặc
thù duyên dáng trong văn thơ như tôi đã có dịp trình bày nơi phần trên.
Tôi yêu tiếng Việt Nam vì tôi là
người Việt Nam ,
tôi hãnh diện về tiếng nói nước tôi. Tôi chân thành ghi ơn các bậc tiền nhân
cùng các ân nhân đã dự phần bồi đấp cho tiếng nước Việt có một vị thế như ngày
hôm nay…
Viết đến đây, tôi
lại nhớ đến chị Ỷ Lan, tác giả quyển ‘Quê Nhà’, tôi có dịp đọc qua cách đây
không lâu. Những bài, chị viết về quê hương Việt Nam , rất duyên dáng và chính chị đọc
qua làn sóng của đài BBC vào khoảng thập niên 80…Tôi rất quí mến Ỷ Lan. Ỷ Lan
tên thật là Penelope Faulkner, người gốc Hồng Mao. Mãi đến giờ phút nầy tôi vẫn
chưa hiểu thấu tại vì sao Ỷ Lan lại đam mê học tiếng Việt, tìm hiểu văn hoá
Việt Nam, viết văn chương Việt Nam và xin nhận Việt Nam làm quê hương, mặc dù
chị chưa một lần bước chân đến đất nước Việt Nam. Bài chị viết về quê hương
Việt Nam
đọc trên đài BBC nghe rất cảm động, phần đông người Việt cứ tưởng chị là người
Việt Nam ,
vì chị hiểu biết quá nhiều về phong tục tập quán Việt Nam . Những bài
chị viết như Lạc Long Quân với Âu Cơ…đã làm nứt lòng hàng triệu người Việt Nam,
trong số đó, có thi sĩ Bàng Bá Lân và nữ sĩ Mộng Tuyết, hai thi sĩ tiền bối nầy
đã có dịp làm thơ khen ngợi. Chị làm cho người Việt nổi lòng ghen với chị, tại
sao chị là người Anh mà chị viết và đọc tiếng Việt đúng quá, hơn hẳn một số người
Việt (trong số đó có tôi) còn nói ngọng nghịu tiếng nước mình cái ‘lon’ lại nói
cái ‘non’, cái quần lại đọc cái quần(g), chữ ‘về’ lại phát âm thành ‘dề’, chữ ‘rồi’
lại đọc thành ‘gồi’ hoặc những người Việt sanh ra tại Mỹ, lại đọc tiếng Việt lơ
lớ không bằng chị, một người Anh chánh gốc và cũng từ dạo ấy, tôi làm một bài
thơ thương mến chị, nhưng viết rồi lại để đó, nay có dịp viết về bài Tiếng Nước
Tôi, tôi lại cho vào đây để cám ơn chị. Tôi không có địa chỉ của chị để gởi bài
thơ nầy đến tặng chị, nhưng tôi tin rằng rồi đây, một ngày nào đó, chị cũng sẽ đọc
được thôi, rồi chị sẽ ngạc nhiên và thầm nghĩ rằng có thêm một người thương mến
mình lâu rồi mà mình không hay biết.
Thương
Mến Ỷ Lan
Ỷ Lan ! Tôi mến chị, vì chị yêu quê tôi
Chị học tiếng Việt rồi, viết ‘Quê Nhà’. Ôi
tuyệt !
Chị nhận non nước Việt làm quê hương của mình
Quí chị một tấm lòng tràn đầy tình nhân ái.
Con tàu ra hồ hải, cứu vớt người vượt biên
Trong ba chiến dịch liền, đứng hàng đầu
tranh đấu
Ôi ! Ỳ Lan yêu dấu, thương chị quá chị ơi !
Mỗi lần nhớ quê tôi là lần tôi nhớ chị.
Tiếng nước tôi khó dễ ? Sao chị học như chơi !
Viết như nước vỡ bờ, mạch văn tràn lai láng
Một tâm hồn trong sáng, chị tìm giống Lạc
Hồng
Chị viết ‘ Cọp Xuống Hang’, ‘Sài Gòn Trong
Tưởng Tượng’.
Chị ơi ! Tôi trịnh trọng đặt tên chị lên
ngai
Để có dịp ngày ngày, tôi tâm tình với chị
Một phụ nữ phương Tây, biết thương nòi
giống Việt
Biết vận dụng tiếng Việt, làm lợi khí đấu
tranh.
Một viên ngọc long lanh toả muôn màu sáng
chói
Chị ơi ! Tôi đợi mãi, thầm ước có một ngày
Siết nhẹ đôi bờ vai, cho thoả lòng mong
nhớ.
Chị ơi ! Thương mến chị… vì chị yêu quê
tôi.
Viết
bài nầy, tôi có ý trình bày với đồng hương Biên Hoà cùng các bạn trẻ người Việt
đang định cư rãi rác trên bảy mươi quốc gia trên thế giới, phần nào về cái hay,
cái đẹp, cái tuyệt vời trong tiếng Việt mà tôi cảm nhận được với ý mong các bạn
cũng có cảm nhận nầy và cố gắng thu thập cái hay cái đẹp của xứ người, từ ý lẫn
lời và cho chuyển tải vào nền văn học nước nhà để làm cho kho tàng tiếng Việt
ngày thêm phong phú, đồng thời tôi cũng xin nhắc nhở quí ông anh bà chị của tôi
nên cho con cháu học thông thạo tiếng Việt để tránh thiệt thòi cho con cháu sau
nầy và cũng để tránh cho người đời có dịp cười chê rằng : ‘Người Việt Nam, nói
không rành tiếng Việt Nam, như thế mà cứ xưng là trí thức’. Có thể có một vài vị
không đồng ý về cách trình bày của tôi vì cho rằng tôi quá đề cao tiếng Việt và
nếu có trách… thì tôi cam chịu, chứ tôi không thể nào viết khác với những điều
mà lòng tôi cảm nhận một cách vô tư được.Tôi xin kết thúc bài viết nầy bằng bài thơ
sau đây:
TÔI
YÊU TIẾNG NƯỚC TÔI
Tôi
yêu tiếng nước tôi từ thuở,
Mẹ hiền ru vần điệu
cao dao,
Bổng trầm êm dịu làm
sao
Những lời mộc mạc
những câu thâm tình.
Tôi yêu tiếng quê mình
biết mấy !
Phương trời xa tôi
vẫn mang theo,
Nhớ từng trang sử câu
thơ
Núi xanh sông thắm
bên bờ đại dương.
Tiếng nước tôi ngập
tràn chiến tích,
Chống ngoại xâm, chống
Pháp, chống Tàu
Từ Nam Quan đến Cà
Màu
Một lòng vì nước diệt
thù giữ quê.
Tiếng nước tôi thắm
tươi vần điệu
Từng lời thơ êm dịu
làm sao
Khi vui dấu sắc vươn
cao
Lúc buồn huyền nặng
đệm vào trầm êm.
Tiếng nước tôi sắc,
huyền, hỏi, ngã
Nặng và không …diễn
tả bổng, trầm.
Tiếng nước tôi tiếng
độc âm
Nhưng giàu nhạc tính,
ẩn lòng từ bi.
Những khúc vui điểm
ghi luyến láy,
Câu ngược xuôi có
nghĩa như thường,
Những vần điệp ngữ
dễ thương
Những lời ẩn dụ vương
hương ý đời.
Tiếng nước tôi tuyệt
vời biết mấy
Mỗi chữ đen
từ ấy diễn ra
Mèo mun, chó
mực, ngựa ô
Thâm trầm ý nghĩa sắc
màu lung linh.
…
Viết đến đây tôi
xin dừng lại
Sợ có người chê…
‘quá lời khen’
Khi nào bạn có rảnh
rang
Bước vào tiếng Việt
mà chan ý đời.
Nguyễn Kim Lộc
(1) và (4) trích trong quyển Người Việt Đáng
Yêu của nhà văn Doãn Quốc Sĩ (trang99…), (2) Trong bài ‘Huyền Sử Ca Một Người
Mang Tên Quốc của nhạc sĩ Phạm Duy, (3) thơ của thi sĩ Tế Hanh.